Disneyland 1972 Love the old s

Thời sự 24h.wapgem.com

giaitri24h.wapgem.com

»º♥∴☆∴♥º«
giaitri24h.wapgem.com


Bạn đang ở :
United States



Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Người Việt Nam luôn luôn trọng nghĩạ Bất kỳ lễ lạc nào đều có sắc thái đề cao tổ tông. Ngày Tết cũng vậy, nhà nào cũng có tục lệ bày soạn mâm quả để dâng cúng tổ tiên ông bà. Ngũ là năm (5) vì vũ trụ được tạo bởi năm nguyên tố căn bẳn:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong một điều gì đó. Trong mâm quả thường hay có Mãng cầu, tức là cầu chúc cho mọi điều đều như ý;
có Dừa, vì âm "dừa" tương tự như là "vừa", có nghĩa là không thiếu; có Sung, vì gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc; rồi Đu Đủ, vì đó có nghĩa là mang một năm mới được đầy đủ thịnh vượng;
Ngoài ra còn có Xoài, vì tên "Xoài" na ná như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Ngày nay, các mâm ngũ quả còn được chen thêm nhiều loại quả khác để cho thêm phần đẹp mắt, chẳng hạn như Dưa Hấu, Táo, Đào Tiên, Quýt ...
Tục Mâm Quả ngày Tết là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam, nó biểu tượng cho lòng biết ơn ông bà tổ tiên của mỗi người Việt, cũng như lòng ước mong một năm mới an khang, nhiều may mắn, tốt đẹp .

CÂU ĐỐI TẾT
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn
trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ nho (màu đen hay vàng) trên những
tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ. Những chữ nghĩa ở các câu đối này thường
là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như:
- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
- Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
Hay là:
- Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ (Trời đất ngày gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ)
- Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (mùa xuân về đầy trong Trời Đất ví như hạnh phúc đầy nhà)
Câu đối cũng còn được gọi là liễn nữạ Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm
trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn. Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là
những giải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ...
Trước đây ở chốn thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở nơi các cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc
ở thân cây dừa, nhãn, ổi, nạ... để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò hay ăn chóng lớn, sinh đẻ
đầy đàn... các cây thì sai tráị. Những nhà không có đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ăn Tết thường phải nhờ
những cụ đồ Nho chuyên viết và bán những câu đối Tết, những năm trước chiến tranh 1939-1945 đã được thi sĩ Vũ
Đình Liên mô tả trong bài thơ bất hủ "Ông Đồ"
Các văn nhân nhân dịp Tết cũng thường làm câu đối để bày tỏ ý chí của mình hoặc chỉ trích những thói hư tật xấu của
người đờị Chẳng hạn như :
Thiên hạ xám rồi còn đốt pháo
Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi
(Trần Tế Xương)
Hay là:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn
Ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới
Sáng mồng một, lỏng theo tạo hóa
Mở toang ra, cho thiếu nữa đón xuân vào
(Hồ Xuân Hương)

ĐÊM BA MƯƠI
Đêm quan trọng nhất của năm cũ và năm mới là đêm 30 tháng Chạp hay củ mật, tức đêm 30 Tết. Sở dĩ gọi là "củ mật"
vì vào độ gần Tết, thường luôn luôn có trộm cướp cho nên nhà nào cũng phải phòng bị hết sức cẩn thận. Đặc biệt ở
Bắc Phần Việt Nam đêm 30 Tết, trời đất một màu đen, có khi hai người đi cạnh mà không nhìn thấy nhau, cho nên tục
ngữ có câu "Tối như đem 30 Tết" là vậỵ
Xưa, đêm 30 Tết cũng còn là thảm cảnh của những người phải trốn nợ cuối năm vì không có tiền trẻ cho chủ nợ
Thường thì chủ nợ cố đòi cho được vào cuối năm vì đầu năm mới "kiêng" đòi nợ, sợ "giông" cả năm. Bởi vậy người
thiếu nợ phải trốn nợ cho tới khi nào gần giao thừa mới dám trở về nhà... Chính tục đòi nợ cuối năm mà người ta
thường nói "giàu có ba mươi Tết mới hay".
Ngoài ra, đêm 30 Tết, theo tục xưa, là đêm quan trọng không kém ngày đầu năm. Ngày từ chiều ba mươi, người ta đã
làm "cơm cúng" gia tiên và tối ba mươi là "đêm không ngủ" để chuẩn bị đón mừng Tổ Tiên về ăn Tết và đón giao thừa
(tiễn năm cũ và mừng năm mới). Tục này đã có từ lâu đời và gọi là Lễ Thủ Tuế.

Bánh Chưng
Một trong những đặc trưng không thể thiếu của ngày Tết Việt Nam là bánh chưng xạnh. Bởi vậy tục ngữ Têt của ta có câu:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh
Bánh chưng là một thứ bánh đặc biết hoàn toàn Việt Nam, làm bởi gạo nếp đậu xanh, thịt mỡ, tiêu, hành, gói bằng lá dong hay lá chuối rồi "chưng" lên (hay nấu, luộc) trong nhiều tiếng đồng hồ cho chín nhừ đị
Cứ vào dịp Tết, người ta gói bánh chưng và làm bánh dầy cúng tổ tiên để tưởng nhớ tới công ơn tiền nhân hoặc để biếu Tết lẫn nhaụ Ở nhiều địa phương, dịp Tết bánh dầy còn là lễ vật để tế thần ở đình của làng nữạ Đây là thứ bánh dầy thật lớn, có khi to bằng cái mâm, ngoài ra trước đây, bánh dầy còn dùng làm lễ vật trong các lễ cưới hỏi nữạ

Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dầy
Ngày xưa, vua Hùng Vương có 18 người con. Riêng hoàng tử thứ 18, tên là Lang Liêu, mồ côi mẹ rất sớm. Tết năm đó, vua cha truyền lịnh cho các con trai, rằng ai mang đến cho nhà vua loại bánh nào tuyệt hảo nhất, sẽ được nối ngôi vua . Các em biết không, những hoàng tử kia còn có mẹ bên cạnh. Các bà mẹ ra sức chuẩn bị làm các thứ bánh tuyệt hảo cho con trai mình. Riêng hoàng tử Lan Liêu vì mồ côi mẹ nên chàng rất lo lắng. Lan Liêu về nhà, trằn trọc suy nghĩ suốt đêm. Mệt quá, nên chàng ngủ thiếp đi . Trong cơn mê, có một bà tiên xuất hiện và khuyên Lang Liêu rằng : "Con hãy nghĩ đến một thứ bánh nào tượng trưng cho công lao của cha mẹ đã dành cho con cái. Lang Liêu sực tỉnh. Công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng con cái thật là lớn lắm thay . Các em nghĩ xem có thứ bánh nào có thể tượng trưng cho công ơn sinh thành dưỡng dục của cha me không ? Công cha nghĩa mẹ lớn như trời bể, phải không các em ? Suy nghĩ mãi, cuối cùng, hoàng tử Lang Liêu lấy đậu và nếp, làm ra bánh dầy và bánh chưng. Đến kỳ hạn, vua cha ngồi trên ngai . Các hoàng tử lần lượt đem những loại bánh mà mình đã đi khắp nơi, nhờ cậy nhiều người làm giúp đến. Vua cha nếm qua các thứ bánh, gật gù khen thưởng. Cuối cùng, vua nếm thử loại bánh của hoàng tử Lan Liêu tự mình làm lấy . Vua lấy làm ngạc nhiên, hỏi Lang Liêu :
- Loại bánh này vị ngon và lạ quá. Con hãy giải thích cho ta xem.
- Thưa vua cha, bánh này tượng trưng cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái . Bánh dầy hình tròn, tượng trưng cho trời
Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Bởi vì, công ơn cha mẹ lớn tựa trời đất. Đậu, nếp, và thịt heo tượng trưng cho công lao nuôi dưỡng, chăm sóc của cha mẹ đã dành cho con cái ... bằng những món ăn mà bất cứ ai cũng cần để lớn lên ...
Vua nghe thấy chí lý, lại thấy bánh ăn mặn mà hương vị, bèn truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu .Sau khi lên ngôi, Lang Liêu truyền lịnh cho cả nước giữ tập tục ăn bánh dầy, bánh chưng vào dịp đầu năm để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.

Ông Ðịa Múa Lân
Nhắc đến Tết Việt Nam, người ta nhắc đến múa Lân. Nhắc đến múa Lân, không ai không nhắc đến ông Địạ Hễ ở đâu có múa Lân, ở đó có ông Địa với cái bụng phệ , cái mặt nạ tròn, và miệng cười ngoác tận mang tai, khác hẳn với vẻ hung hãn dữ dằn của con Lân.
Theo tích xưa, thổ Địa là vị thần mang đến sự trù phú, giàu có. Ông Điạ chỉ có khả năng ban phước chứ không có khả năng giáng họa hay hãm hại aị Người Việt Nam, nhất là những người buôn bán, hay nhờ ông Địa phù hộ.
Vì tính tình vui vẻ tốt bụng, nên ông Địa thường đóng vai trò dụ con Lân xuống giúp đờị Theo truyền thống, con Lân xuất hiện đâu thì thái bình, thịnh vượng đi đến đó. Ông Địa phải dụ dỗ con Lân vào lãnh địa của mình để cư dân làm ăn khấm khá.
Đám múa Lân nào cũng vậy, ông Địa đi trước, con Lân theo saụ Lân múa, Địa nhảỵ Pháo nổ, Địa phe phẩy quạt khói cho Lân. Lân cúi đầu cắn Tiền lì xì, Địa hớn hở tươi cười, thỏa mãn như là người ban phước lộc cho cả đôi bên.
Cái vẻ bông lơn ngớ ngẩn của ông Địa làm cho đám múa Lân thêm phần nhộn nhịp hội hè và cái Tết thêm phần ý vị truyền thống.
Không phải như các hội hè đình đám khác cần đến tiếng đàn, sáo ... Múa Lân chỉ cần tiếng trống vui nhộn hùng hồn. Tiếng trống múa Lân từ lâu đã trở thành một tiết điệu không thể thiếu trong ngày đầu năm Tết đến.

Truyền thuyết dân gian Việt Nam tương truyền rằng Lân là một sinh vật Thánh, đứng thứ nhì trong bộ Tứ Linh: Long (Rồng), Lân (Kỳ Lân), Qui (Rùa), Phụng (chim Phụng Hoàng). Lân có hình thù dữ dằn, nhưng tính tình lại ngây ngô vui vẻ, hiền lành. Lân ăn chay (ăn rau quả) và chỉ xuất hiện những nơi thanh bình. Ở đâu Lân xuất hiện, dân cư nơi đó sẽ làm ăn khấm khá, bịnh dịch được bài trừ, đất đai sẽ màu mỡ hưng vượng. Tục truyền rằng có một năm dân chúng đói nghèo bịnh tật, Phật Di Lặc, tức ông Địa đã lên núi tìm hái cỏ Linh Chị Ông Địa đã dụ dỗ con Lân xuống núi để giúp dân mình.
Từ đó, mỗi đầu năm, người ta tổ chức múa Lân với lòng mong mỏi suốt năm mọi người sẽ được sung túc. Mỗi đội Lân cần ít nhất 4 người, một người gõ trống, một người làm ông Địa, một người múa đầu Lân, một người múa đuôi Lân. Các nhịp bước bệ vệ, nhịp nhàng theo tiếng trống. Con Lân theo sự dẫn dụ của ông Địa, vừa đi vừa múa trên các đường phố, xóm làng. Nhà nào treo tiền lì xì thì con Lân ngừng lại, quì lạy chúc phước. Có khi người ta treo tiền trên cao để dụ con Lân vượt tường và như thế nó sẽ lưu lại ở nhà mình lâu hơn.

Không nói chi tương lai cả năm dài, ngày đầu năm, tiếng trống múa Lân rộn rã, ông Địa tươi cười, con Lân linh hoạt nhảy múa đã làm cho lòng người thanh thản, cởi mở, và ấm lạị

Táo Quân (Vua Bếp)
Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 Âm Lịch)
Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc
kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người mình ngày xưạ Vào ngày nói trên, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi
việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời) Táo quân cũng còn gọi là Táo Công là vị thần bảo vệ
nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp nữạ Vị Táo quân
quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều
may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về Chầu Trời rất là trọng thể. Lễ vật cúng Táo công
gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh
chuồn, mũ Tái bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và
những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có
hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi
hàng năm theo ngũhành. Thí dụ:
Năm hành kim thì dùng màu vàng
Năm hành mộc thì dùng màu trắng
Năm hành thủy thì dùng màu xanh
Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
Năm hành thổ thì dùng màu đen
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày
23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữạ Gà luộc này phải
thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau
này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá
chép hãY còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trờị Con
cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung Việt Nam thì người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở Nam Phần Việt nam
thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu
nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn táo Công.
Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, cho nên truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhaụ Tuy
nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mớị Chính vì
những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhaụ.. Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đâ,m này đã
cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

LỄ ĐÔNG THỌ
Trước đây ở nước ta còn có tục rất thịnh hành nữa là lễ động thổ.
Động thổ là lễ xin phép các vị thần đất đai gọi là Thần Hậu Thổ, được "động đất" nghĩa là được tiếp tục làm lại
các công việc thường ngày; chẳng hạn như nhà nông thì tiếp tục cày cuốc, người đánh cá th`i đi chài lướị....
Lễ động thổ cũng không ấn định rõ rệt vào ngày nào và thay đổi tùy theo từng địa phương, nhưng thường là
sau ngày mồng 3 tháng Giêng Tết. Dịp này các làng thường làm lễ động thổ rất long trọng ở đình làng. Sau khi
tết lễ vị chủ tế thường cuốc xuống đất mấy nhát lấy một cục đất để lên trên bàn thờ và xin cho dân làng được
"động đất", làm việc trở lạị...
Trong ba ngày Tết, nếu nhà nào không may có người chết, thì không được phép chôn mà phải đợi đến sau
ngày động thổ mới được an táng!. Ở châu Tiên Yên, Tỉnh Quảng yên (Bắc Phần Việt Nam còn có tục, nếu
chưa động thổ, "đi đêm không được cầm đuốc và gặp mưa không được đội nón...)
Trên thực tế, tùy theo từng địa hương, Tết còn kéo dài cho tới hết tháng Giêng với những hội đền, hội chùa, hội
đình.... do vậy, ca dao có câu "Tháng Giêng ăn tết ở nhà"
Tết chính là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Thú vui giải trí đầu năm, nhất là những
trò đỏ đen, không dâu là không có. Vì vậy, đầu năm gặp nhau người ta thường hỏi dã "phát tài chưa"...
Tuy nhiên, ở các hội xuânnước ta xưa, tuỳ theo từng nơi, còn có các trò giải trí công cộng đầy mầu sắc dân tộc
như thi đánh vật, thi bắn cung, thi bơi lội, thi bơi chải hay đua thuyền, thi kéo co, thi đánh đáo, thi đánh đu, thi
làm bánh, thi thổi cơm....

LỄ TRỪ TỊCH VÀ GIAO THỪA
Đêm 30 Tết cũng còn gọi là đêm trừ tịch nữa ("trừ" là bỏ đi, "tịch" là đêm). Trừ tịch là đêm cuối cùng của một năm, là thời gian của năm cũ sắp bước sang năm mớị Vào giờ phút giao tiếp giữa năm cũ và năm mới này, người ta làm lễ Trừ Tịch và cúng giao thừa nghĩa là giao cái cũ, đón nhận cái mớị
Người ta tin rằng mỗi năm có một vị thần gọi là Hàng Khiển trông coi mọi việc ở trần gian. Bởi vậy trong dịp năm cũ sắp qua, năm mới tới, người ta làm lễ cúng giao thừa để "Tống cựu, Nghinh tân". Lễ cúng giao thừa được cử hành rất là trang nghiêm và trọng thể không những ở các tư gia mà còn đuợc cử hành ở đình của các làng nữạ
Lễ tế thần của làng ở Đình làng nhân năm mới cũng là một cổ tục thuần tuý Việt Nam. Xưa, ở chốn làng quê, vào đêm giao thừa, dân đình (phái nam, trên 18 tuổi) và các quan viên của làng tụ họp ở Đình để tế lễ cầu cho dân làng được an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình. Theo thứ tự cao thấp, tất cả đều lần lượt vào tế thần Thành Hoàng (tức thần của làng) rồi ăn cỗ và mừng năm mới lẫn nhau, sau đó trở về nhà làm lễ cúng gia tiên.
Tại tư gia, người ta thường cúng giao thừa ở ngoài sân hay trước cửa nhà. Bàn thờ là một hương hán bày những lễ vật như hương hoa, rượu, đèn, nến... đợi đúng 12 giờ đêm tức năm mới tới, người ta cúng gia thừa cầu mong năm mới đem lại nhiều phúc lành cho gia đình và làng nước. Sau đó người ta đốt pháo mừng năm mới, mừng Tổ Tiên trở về ăn Tết cùng con cháu và cũng là để xua đuổi những điều xấu của năm cũ



[trang chủ|Phật giáo|tin mới|Chat|plog|3G Media|Wapmaster]
Copyright © 2008 by giaitri24h.wapgem.com All rights reverved to Phu Thanh , Tam Nong Dong Thap . Pro